Quy y Tam bảo A-dục_vương

Theo như truyền thuyết, một ngày sau khi cuộc chiến kết thúc vua A-dục cưỡi ngựa dạo quanh phía đông thành phố và tất cả những gì mà ông có thể thấy là những căn nhà cháy rụi và những xác người rải rác khắp nơi. Cảnh tượng này làm ông cảm thấy khó ở và ông thốt lên câu nói nổi tiếng, "Ta đã làm gì thế này? ". Sự tàn bạo của cuộc chinh phạt đã làm ông chuyển hóa sang Phật giáo và sử dụng vị trí của mình để truyền bá triết lý tương đối mới này lên đỉnh cao, đến mức như là La Mã cổ đại và Ai Cập.

Cũng theo truyền thuyết, cũng có một yếu tố khác đã dẫn dắt vua A-dục đến Phật giáo. Một công chúa Maurya - vợ của một trong những người anh trai của A-dục (đã bị ông xử tử) chạy trốn khỏi dinh thự với một tỳ nữ, lo sợ cho đứa con chưa ra đời. Trải qua một hành trình dài, công chúa đang mang thai ngã gục dưới một gốc cây trong rừng, và người tỳ nữ chạy đến ngôi đền gần đó để nhờ một thầy tu hay thầy thuốc đến giúp. Trong khi đó, dưới gốc cây, công chúa hạ sinh một người con trai. Hoàng tử trẻ tuổi được nuôi nấng và dạy dỗ bởi những Brahmin trong ngôi đền. Sau này, khi cậu khoảng mười ba tuổi, cậu tình cờ gặp A-dục, ông ngạc nhiên khi thấy một cậu bé nhỏ tuổi như vậy ăn mặc như một nhà hiền triết. Khi cậu bé bình thản tiết lộ thân thế của mình, có vẻ như là A-dục xúc động vì hối hận và lòng thương cảm, và cho dời cậu bé và mẹ cậu về lại hoàng cung.

Trong khi đó Hoàng phi Kavi, một người theo Phật giáo, và nuôi dạy các con theo tín ngưỡng đó, và rõ ràng là đã rời bỏ A-dục sau khi bà chứng kiến những việc tàn bạo xảy ra tại Kalinga. Vua A-dục đau khổ vì điều này, và được khuyên bởi người cháu của mình (người lớn lên trong đền thờ và mang tính thầy tu nhiều hơn là hoàng tử) quy thuận theo đạo pháp (dharma) và tránh xa chiến tranh. Hoàng tử Mahindra và công chúa Sanghamitra, con của Hoàng hậu Devi, chán ghét bạo lực và cảnh đổ máu, nhưng biết rằng chiến tranh trong hoàng gia sẽ là một phần của cuộc đời họ. Do đó họ xin phép A-dục gia nhập với các nhà sư Phật giáo, mà A-dục miễn cưỡng chấp nhận. Hai người này đã thiết lập Phật giáo ở Ceylon (bây giờ là Tích Lan).

Từ thời điểm đó vua A-dục, người đã từng được miêu tả như là "A-dục ác vương" (Chandashoka), bắt đầu được mô tả như là "A-dục sùng đạo" (Dharmashoka). Ông cho lan truyền trường phái Vibhajjvada của Phật giáo và thuyết pháp giáo lý trong vương quốc của mình cũng như ra khắp thế giới từ khoảng 250 TCN. A-dục vương do vậy được khẳng định là người có những cố gắng nghiêm túc đầu tiên để phát triển một chính sách Phật giáo.